Nơi chia sẻ những thông tin hữu ích về mang thai, nuôi dậy con, tình yêu hôn nhân gia đình. Giúp các bà bầu, mẹ bỉm sữa cùng tham khảo

  • Con yêu của mẹ

    9 tháng 10 ngày mang thai với bao nhiêu trải nghiệm, mẹ chỉ mong tới ngày thiên thần nhỏ của mẹ chào đời. Mẹ sẽ mãi bên con. Con yêu của mẹ à.

  • Chăm sóc bé yêu

    Các thiên thần nhỏ đáng yêu, được che chở và quan tâm. Những thông tin hữu ích về chăm sóc bé, dạy dỗ bé

  • Chăm sóc bà bầu

    Những thông tin hữu ích về mang thai, chăm sóc bà bầu khi mang thai, các giai đoạn phát triển của thai kỳ

  • Kinh nghiệm - mẹo vặt cho mẹ

    Nơi chia sẻ những kinh nghiệm làm đẹp, chăm sóc gia đình. Những mẹo vặt hay cho các bà mẹ nội trợ

  • Tâm sự của mẹ

    Cuộc sống hôm nhân, cuộc sống gia đình có những niềm vui nhưng cũng có nhiều nỗi buồn mà không biết chia sẻ cùng ai

Uống nước dừa có tác dụng gì cho bà bầu

Nước dừa là một loại nước uống bổ dưỡng hay được các mẹ bầu truyền tai nhau uống cho con sinh con da trắng. Chính vì vậy rất nhiều mẹ bầu quan tâm tới loại nước này. Vậy thực sự thì nước dừa có tốt không và có tác dụng bổ ích nào cho bà bầu, chúng ta cùng tìm hiểu nhé. 

Nước dừa có tác dụng tốt cho bà bầu

Cung cấp nước cho cơ thể: Khi mang thai, việc bổ sung đủ nước cho cơ thể là điều cực kỳ quan trọng. Do phải đáp ứng nhu cầu tuần hoàn máu của mẹ, duy trì nước ối và tuần hoàn máu cho thai nhi, nhu cầu nước hằng ngày của mẹ bầu cũng tăng lên. Mất nước khi mang thai có thể dẫn đến đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Viện Y Học khuyên các mẹ bầu nên bổ sung khoảng 3 lít nước mỗi ngày mới đủ đáp ứng nhu cầu.

♦ Cách bổ sung nước ối hiệu quả: Uống nước dừa khi mang thai không chỉ là cách giúp mẹ bầu bổ sung đủ lượng nước cho mà còn giúp bổ sung thêm nước ối.

♦ Bổ sung chất điện phân: Ngoài chất lỏng, nước dừa cung cấp chất điện phân cần thiết để giữ cho cơ thể đủ nước như canxi, kali, natri và phốt pho. Những chất dinh dưỡng này giúp duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng, điều chỉnh PH và tăng cường hoạt động của các cơ.

♦ Nước uống tự nhiên, không có hóa chất: Ngoài những chất điện giải, nước dừa cũng chứa vitamin nhóm A, nhóm B và nhiều loại vitamin khác. Đặc biệt, nước dừa hoàn toàn tự nhiên và mẹ bầu không phải quá lo lắng về những chất bảo quản có thể gây hại cho con.

♦ Hàm lượng đường thấp: So với nước mía, lượng đường trong nước dừa thấp hơn hẳn. Trung bình mỗi ly chỉ chứa khoảng 6gr đường.

Ngăn ngừa những triệu chứng khi mang thai như táo bón, ợ hơi. Đồng thời, nước dừa cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm khi mang thai.

Bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy là thích hợp


Từ tháng thứ 5, thứ 6 của thai kỳ là khoảng thời gian thích hợp nhất để mẹ uống nước dừa. Mẹ có thể uống 2-3 trái mỗi tuần. Cho đến khoảng cuối tháng thứ 8, đầu tháng thứ 9, tức là khoảng tuần thai thứ 36-37 mẹ nên uống một lượng nước dừa vừa phải, thay vì 2 trái thì giảm xuống 1 trái/ tuần. 

Uống nước dừa tháng thứ 9 có thể cải thiện được tình trạng tóc và da bị lão hóa của mẹ bầu. Ngoài ra, nước dừa còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất, chất béo và các vitamin thiết yếu cho cả mẹ và bé. Nước dừa cũng giúp mẹ bầu khắc phục tốt vấn đề táo bón, đầy bụng, ợ hơi…


Một vài lưu ý cho bà bầu khi uống nước dừa: 
  • Không nên uống quá nhiều nước dừa, chỉ nên uống 3-4 lần/ tuần
  • Không nên uống buổi tối vì đây là nguyên nhân khiến bầu bị đầy hơi và khó tiêu
  • Mẹ nên chọn mua dừa còn trong buồng để tránh dừa ngâm hóa chất
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa nếu bà bầu có tiền sử suy nhược hoặc huyết áp thấp
  • Có thể bổ sung nước dừa bằng cách nấu các món thịt kho dừa, cá lóc kho dừa…
Hy vọng những thông tin bổ ích trên chắc chắn phần nào đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh. 

(Tổng hợp: marrybaby.vn)

Xem giá khuyến mại Xem giá khuyến mại Xem giá khuyến mại


Tin liên quan: 

Share:

Mẹ đã biết cách chọn quần áo cho bé

Chọn mua quần áo cho con cho con tưởng dễ mà lại khó mẹ nhé. Mẹ đã biết cách mua chưa, Nếu chưa hãy tham khảo ngay bài viết hướng dẫn dưới đây bạn sẽ có thể dễ dàng để chọn mua cho bé yêu nhà mình những bộ đồ cực đáng yêu và vừa vặn nhất. 



Những lưu ý khi mua đồ sơ sinh cho con.

- Đối với trẻ sơ sinh: Khi lựa chọn quần áo cho các bé sơ sinh mẹ cần phải biết cách bởi da trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm rất dễ bị dị ứng cho nên mẹ cần quan tâm tới cả chất liệu, kiểu dáng đến màu sắc của quần áo. Vậy phải chọn lựa làm sao cho phù hợp. Về chất liệu phù hợp nhất vẫn là vải tre. Vải tre rất mềm mại, khi mặc tạo cho người mặc một cảm giác thoải mái nhất.

>> Tham khảo: quần áo sơ sinh cho bé ở hà nội

 Tuy nhiên vải tre thì rất là đắt chính vì vậy rất ít hãng nào sử dụng loại vải này. vì nhu cầu tài chính của người dân sẽ không nhiều không thể mua được. Chỉ có một vài hãng như Nous, Mamago là có kết hợp thêm vải tre với vải cotton để hạ giá thành của sản phẩm. Nhằm đáp ưng nhu cầu của người mua. Còn bình thường vải cotton là vải thịnh hành nhất hiện nay. Tuy chất lượng không bằng vải tre nhưng khi mặc vải cotton cũng khá thoáng mát, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết cách chọn quần áo mùa hè cho bé chúng tôi đã viết rất chi tiết.


Ngoài ra về kiểu dáng quần áo cho trẻ nhỏ sao cho càng đơn giản càng tốt, phải đảm bảo sao cho nó không có những phụ kiện lằng nhằng, dễ rơi khiến trẻ có thể nuốt phải. Khi mua cho bé mẹ không nên mua theo độ tuổi của con mà cần mua theo cân nặng của bé để chọn size là phù hợp nhất.

- Đối với trẻ trên 1 tuổi: thì mẹ có thể chọn mua quần áo cho bé đơn giản hơn. Chất liệu quần áo cũng có nhiều loại và dễ lựa chọn, tuy nhiên mẹ vẫn nên lựa chọn những bộ quần áo thoáng mát, vừa vặn với bé. Chất liệu mềm mại, thấm hút tốt và không quá cứng, thô ráp khiến bé khi mặc cực kì khó chịu.

Trên đây là những lưu ý và một vài cách chọn đồ sơ sinh cho bé mẹ nên tham khảo và cân nhắc nhé. Ngoài ra mẹ cũng có thể tham khảo cách chọn quần áo cho bé

Tin liên quan: 


Share:

30 Mâm cơm ở cữ được bác sĩ phụ sản gợi ý

Nhật ký 30 mâm cơm tháng ở cữ được bác sĩ phụ sản gợi ý giúp mẹ sau sinh nhanh hồi phục, mà sữa lại về dồi dào. Mẹ lưu lại để trong tháng cữ ba phục vụ mẹ này!

1. Mâm cơm vitamin A


Cơm trắng, củ cải luộc, tôm kho thịt, canh đu đủ nấu tôm, tráng miệng bằng chuối và sữa chua.

2. Mâm cơm thanh mát


Cơm trắng, trứng luộc, chà bông thịt, củ cải luộc và canh bí đao nấu tôm

3. Mâm cơm lợi sữa - tăng cường sắt


Cơm trắng, thịt kho cải, bí ngòi xào bò và canh ngót nấu tôm

4. Mâm cơm lành tính, dễ làm


Cơm trắng, thịt kho cải, bí ngòi xào bò và canh ngót nấu tôm. Tráng miệng bằng dứa

5. Mâm cơm ít rau


Cơm trắng, tôm rang, đậu hũ kho, canh bí đao nấu tôm. Tráng miệng bằng dứa

6. Mâm cơm thanh nhiệt, giải độc


Cơm trắng, khổ qua nhồi thịt, tôm rang và canh chua mực

7. Mâm cơm ở cữ cho người thích ăn thịt


Cơm trắng, canh ngót nấu thịt, thịt kho, rau xào và thanh long đỏ

8. Mâm cơm cho người thích đồ luộc


Cơm trắng, thịt luộc, canh ngót và trứng luộc

9. Mâm cơm giàu Protein


Cơm trắng, bí luộc, chà bông thịt, bò cuốn lá lốt và trứng luộc
10. Cơm gà


Cơm trắng, thịt gà kho gừng, đậu que xào và canh

11. Mâm cơm tăng chất lượng sữa


Cơm trắng, giá xào, tôm kho và canh

12. Mâm cơm đơn giản


Cơm trắng, canh rau ngót, xíu mại và chà bông thịt

13. Mâm cơm ở cữ thịnh soạn


Cơm trắng, cá kho, rau củ trộn và canh cải

14. Mâm cơm lợi sữa, nhuận tràng


Cơm trắng, xíu mại, canh đu đủ và rau lang luộc

15. Mâm cơm cầu kỳ


Cơm trắng, cá chỉ vàng kho, bắp cải luộc, đu đủ hầm và gà luộc

16. Mâm cơm dễ ăn


Cơm trắng, đậu hũ sốt cà, rau luộc và canh cá nấu ngót

17. Mâm cơm đầy đủ


Cơm trắng, thịt luộc, gà kho, cá kho và canh mướp lòng gà

18. Mâm cơm nhiều rau xanh


Cơm trắng, canh xương bí đỏ, rau luộc, thịt xào bông cải xanh


19. Mâm cơm lợi sữa


Cơm trắng, chân giò hầm đu đủ, thịt xào lạc, bông cải luộc và cá kho

20. Mâm cơm giúp sữa về nhanh, về nhiều


Cơm trắng, canh rau nấm, đậu hũ, tôm luộc và giá xào

21. Mâm cơm toàn rau


Cơm trắng, mướp xào nấm, rau nướng và canh củ hầm xương

22. Mâm cơm đặc biệt


Cơm trắng, canh bắp hầm giò với nấm, cá kho, đậu que xào và rau luộc


23. Mâm cơm cân bằng


Cơm trắng, rau lang luộc, canh rau ngót, chạo thịt và giò hầm

24. Mâm cơm bổ máu, lợi sữa


Cơm trắng, canh bí đỏ, rau luộc và chả giò

25. Mâm cơm đặc sắc


Cơm trắng, canh cà chua, rau luộc, đậu phụ chiên và thịt ram

26. Mâm cơm đa dạng


Cơm trắng, bắp hầm, canh mồng tơi nấu tôm, cá kho, giò hầm và sắn xào

27. Mâm cơm thanh đạm



Cơm trắng, bí luộc, lòng gà xào mướp và bò cuốn lá lốt

28. Mâm cơm cho người thích chiên xào



Cơm trắng, rau lang luộc, canh sườn bí đao, cá kho, giò chả và thịt kho nghệ

29. Mâm cơm thịt - cá




Cá nục chiên, cốt lết nướng, rau lang luộc, chân giò hầm đu đủ.


30. Mâm cơm thứ 30


Cơm trứng rán nấm rơm, đậu xào tỏi, canh mướp đắng nhồi thịt.

Share:

5 Món ăn tuyệt đỉnh bố có thể nấu cho mẹ trong thai kỳ để mẹ vui lòng, bé nhanh phát triển

Giai đoạn mang thai là thời điểm mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều chất không chỉ cho cơ thể mà còn cho cả bé con trong bụng nữa. Mách ba 5 công thức cực kỳ dễ nấu vừa ngon, bổ lại dễ lấy lòng bà xã. Trước hết ba cần biết những thực phẩm bà bầu rất cần thiết để bổ sung trong giai đoạn bầu bí.


Dưới đây là công thức nấu 5 món ăn cực ngon, bổ cho mẹ mà ba nên làm.

1. Canh cua mồng tơi

Tháng 5 là thời điểm vào mùa của rau mồng tơi, chẳng khó khăn gì khi tìm kiếm 1 bó rau sạch trong siêu thị cùng 1 ít cua đồng. Chỉ cần vậy thôi ba đã có thể nấu cho mẹ 1 bát canh cua mồng tơi ngon, mát, dễ ăn trong mùa hè.




Chuẩn bị:

– Cua đồng 300g

– Rau mùng tơi 1 mớ

– Hành khô

– Gia vị

Cách làm:

– Rau mồng tơi rửa sạch, thái nhỏ.

– Cua làm sạch, giã nhỏ cùng một củ hành khô nhỏ và chút muối.

– Lọc lấy nước cua, nêm thêm gia vị, đun lửa vừa, vừa đun vừa lấy muôi khuấy nhẹ đến khi gần sôi thì mở vung. Đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, lấy muôi rưới nước cua nóng lên gạch cua cho gạch được cứng và đóng thành bánh rồi thả rau vào.

– Rau chín mềm là có thể ăn được.

Công dụng:

Món ăn này không chỉ vừa đơn giản dễ làm mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, bổ sung lượng canxi đáng kể, đồng thời giúp giải nhiệt cho cả bà bầu và thai nhi.

2. Cháo tôm bí đỏ





Chuẩn bị:

– 1 miếng bí đỏ 200gr

– 1 nắm gạo nếp

– 200gr tôm tươi

– Muối, hạt nêm

– Rau mùi, hành lá

Cách làm:

– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Gạo nếp vo sạch, ngâm nước vài tiếng cho gạo nở.

– Tôm lột vỏ, rút chỉ đen, cắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn rồi ướp với chút bột nêm và đầu hành trắng giã nhuyễn.

– Cho nếp và bí đỏ vào nồi nước rồi nấu nhừ. Lưu ý lượng nước gấp đôi lượng gạo. Trong lúc nấu, nên khuấy đều để cháo không dính đáy nồi, dễ bị khét.

– Cháo chín nhừ cho tôm vào đợi chín tới thì tắt bếp.

– Nêm nếm gia vị vừa ăn, rắc hành rau mùi lên trên, dùng nóng.

Công dụng:

Cháo tôm bí đỏ giúp bổ sung vitamin A cho bà bầu khi mang thai. Ngoài ra trong bí đỏ rất giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ, tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu, duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ và giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ.

3. Cháo cá chép




Nguyên liệu:

– Cá chép 1 con (khoảng 500g)

– Gạo nếp 100g

– Hành hoa, gừng, bột gia vị vừa đủ.

Cách làm:

– Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch rồi ướp gừng, mắm, muối khoảng 20 phút.

– Cho cá chép, gạo nếp vào nồi cùng 500ml nước rồi đun đến khi gạo nếp nhừ. Trước khi ăn hãy cho gia vị, hành đã thái nhỏ vào khuấy đều.

Công dụng:

Cháo cá chép có tác dụng an thai, bổ khí huyết, xua tan mỏi mệt và thiếu máu, đặc biệt rất lợi sữa sau sinh.

4. Gà hầm hạt sen thuốc bắc





So với các món kể trên thì gà hầm hạt sen thuốc bắc hơi phức tạp hơn 1 chút. Để cho món gà hầm được ngon hơn và bớt phần lách cách trong khi đun nấu, ba có thể dùng nồi nấu chậm để hầm gà.

Nguyên liệu:

– 1 con gà

– 2 lát gừng

– 12g hạt sen khô

-12g xuyên tục đoạn

– 18g dây tơ hồng

– 18g a giao

– Gia vị cần thiết

Cách làm:

– Gà sau khi làm sạch đem chần qua nước sôi 4 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Chặt gà thành từng miếng sao cho vừa ăn rồi cho vào thố hấp cách thủy, đổ nước vào thố sâm sấp.

– Gói hạt sen, xuyên tục đoạn và dây tơ hồng vào túi vải, nấu lấy nước trong khoảng 30 phút.

– Đổ nước hầm hỗn hợp hạt sen và hạt sen vào nồi gà. Sau đó cho gừng, a giao vào nồi thịt gà và hầm tiếp 3 giờ nữa.

Nêm nếm vừa miệng, bắc ra dùng nóng.

Công dụng:

Canh gà hạt sen là một trong những món ngon cho bà bầu bởi món ăn này giúp bổ máu, an thai, ngừa chứng đau lưng hiệu quả cho bà bầu.

5. Nấm kim châm xào bò





Nguyên liệu:

– 100g thịt bò

– 200g nấm kim châm

– Cà rốt, hành lá, ớt, rau mùi, tỏi khô, dầu hào

– Gia vị: sa tế, hạt tiêu, muối

Cách làm:

– Thịt bò rửa sạch, thái mỏng. Sau đó ướp tiêu, dầu hào, tỏi, muối. Nấm kim châm ngâm với muối, rửa sạch để ráo. Cà rốt cắt mỏng, hành lá cắt khúc.

– Đun nóng dầu và cho thịt bò đã ướp vào xào săn lại, để riêng.

– Phi thơm hành tỏi, cho cà rốt, ớt vào xào vừa chín tới rồi cho hành, nấm và thịt bò vào đảo đều.

– Cuối cùng nêm gia vị vừa ăn rồi cho sa tế vào.

Công dụng:

Món nấm kim châm xào thịt bò chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, tốt cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, món ăn này rất tốt cho những mẹ bầu bị thiếu máu.

Ba lưu lại ngay 5 tuyệt chiêu lấy lòng bà xã để bé khỏe, mẹ vui trong giai đoạn bầu bí thay tính đổi nết nha.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Share:

CẢNH BÁO: Bệnh viêm màng não vào mùa!

Trong 10 ngày vừa qua, Hà Nội và Hưng Yên đã phát hiện 2 bệnh nhân mắc chứng viêm màng não do khuẩn cầu gây ra khiến hàng chục người tiếp xúc trực tiếp phải uống kháng sinh dự phòng và ở trong phòng cách ly.




Viêm não mô cầu là bệnh nguy hiểm nhóm B, lây lan nhanh có thể gây tử vong cho người khỏe mạnh chỉ sau 24h sau khi xuất hiện triệu chứng. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ nên những ngày qua nhiều bậc phụ huynh nhanh chóng đưa con đi tiêm vaccine phòng bệnh và tình trạng khan hiếm vaccine đang xảy ra ở nhiều nơi.

Riêng ở Hà Nội đã ghi nhận trường hợp bé gái 15 tuổi được đưa vào bệnh viện nhiệt đới trung ương cơ sở 2 cấp cứu vào ngày 13/4 vừa qua trong tình trạng sốt, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Thêm 1 trường hợp bệnh nhân nam 30 tuổi tại Hưng Yên được đưa vào bệnh viện Bạch Mai để điều trị với chẩn đoán viêm màng não.

TIN TỨC LIÊN QUAN




"Đây là bệnh cấp tính, bệnh cảnh rất đột ngột nên dễ chẩn đoán nhầm với những bệnh khác. Vi khuẩn gây bệnh ký sinh ở hầu họng nên quá trình tiếp xúc có thể bị lây nhiễm trực tiếp, con đường lây nhiễm là qua đường hô hấp và 50% người lành mang vi khuẩn gây bệnh này nhưng chỉ khi nào vi khuẩn xâm nhập được vào máu hoặc lên màng não thì mới gây viêm não. Bệnh cảnh thường gặp là sốt đột ngột, sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, lơ mơ, hôn mê thì lúc đó bệnh đã trở lên nặng rồi", Bác sĩ Nguyễn Thị Dương Hiền, Trung tâm Tiêm chủng Polyvac - Bộ Y tế cho biết.

Cũng theo tiến sĩ Dũng, viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) gây nên. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch. Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại ...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Tại nước ta, bệnh lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phương, hay gặp vào mùa đông - xuân. Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 650 người viêm màng não mủ do vi khuẩn, trong đó vi khuẩn não mô cầu chiếm khoảng 14%. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ 10-20%. Tỷ lệ tử vong 8-15%. Trong cộng đồng, tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng 5-25%. Tỷ lệ này cao hơn tại khu vực ổ dịch.





Hiện vaccine não mô cầu chưa có trong Chương trình tiêm chủng mở rộng nên phụ huynh chỉ có thể đưa trẻ đi tiêm tại các phòng tiêm chủng dịch vụ với giá khoảng 220.000/ liều.

  • Vắc xin viêm não mô cầu AC – phòng ngừa bệnh não mô cầu do tuýp A và tuýp C: tiêm mũi đầu tiên cho trẻ từ 2 tuổi trở lên (hoặc cho trẻ trên 6 tháng tuổi đã có tiếp xúc với người bệnh). Sau đó cần tiêm nhắc sau mỗi 3 – 5 năm.

  • Vắc-xin viêm não mô cầu BC – phòng ngừa bệnh não mô cầu do tuýp B và tuýp C: tiêm cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Bé cần tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi tiêm đầu 6 – 8 tuần.

Bộ Y tế khuyến cáo, ngoài việc tiêm vaccine phòng bệnh cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường, đeo khẩu trang khi cần thiết, đảm bảo nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ, thông thoáng. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM

Share:

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu bản thân

Bài viết mới nhất

BÀI VIẾT ĐỌC NHIỀU

Muốn sữa về tràn trề mẹ cần nhớ 6 điều sau

Sữa mẹ nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé sơ sinh, trong sữa mẹ có những chất dinh dưỡng quý giá mà không loại sữa hay thực phẩm nào có được. ...

Unordered List

Pages

Theme Support